Shop Bảo Bình (Lào Cai) ngang nhiên bày bán các sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Ngang nhiên bày bán hàng loạt sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt, đồ chơi trẻ em không có tem hợp chuẩn hợp quy CR, sữa, thực phẩm chức năng, sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ... đó chính là thực trạng đang diễn ra tại cơ sở kinh doanh Bảo Bình Shop địa chỉ tại số 10 Chu Văn An, phường Kim Tân, TP. Lào Cai.
Lợi dụng tâm lý ưa dùng hàng ngoại của nhiều bà mẹ, nên việc kinh doanh hàng “xách tay” các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ ngày càng nhộn nhịp. Từ các loại sữa công thức, thực phẩm, các loại vi chất dinh dưỡng cho đến cả các loại siro ho, long đờm... được bán một cách công khai, tiềm ẩn những hệ lụy khó lường, nhất là khi đối tượng sử dụng là trẻ em.
Nguồn gốc, xuất xứ như “quay xổ số”
Khảo sát thực tế tại nhiều cửa hàng, siêu thị bán lẻ trên địa bàn TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, phóng viên dễ dàng bắt gặp những sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn, chứng từ... được bày bán công khai.
Shop Bảo Bình có địa chỉ số 10 Chu Văn An- Kim Tân- Lào Cai
Trong vai một khách hàng, PV Báo Pháp Luật Việt Nam đã “mục sở thị” một cơ sở kinh doanh có tên Bảo Bình Shop địa chỉ tại số 10 Chu Văn An, phường Kim Tân, TP. Lào Cai.
Theo quan sát, tại cửa hàng này bày bán đa dạng mặt hàng, từ thực phẩm chức năng như: sữa tăng miễn dịch, sữa dành cho bà bầu và trẻ em, các sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, sản phẩm lợi sữa… đến đồ chơi, quần áo trẻ em hay cả các loại thuốc bổ sung vitamin được nhập khẩu từ nhiều nước.
Điều đáng nói, trên bao bì các sản phẩm này được in “chi chít” chữ nước ngoài mà không hề được dán tem nhãn phụ thể hiện thành phần, cách sử dụng, nơi sản xuất bằng tiếng Việt theo quy định.
Không thấy thông tin hướng dẫn sử dụng tiếng việt
Khi được hỏi nguồn gốc của những sản phẩm này, nhân viên cửa hàng cho biết đây toàn bộ là hàng xách tay từ nước ngoài về Việt Nam. Mặc dù giới thiệu là hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay thậm chí là Úc, Đức… nhưng nhân viên bán hàng không hề trưng ra hóa đơn hay bất kì loại giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc hàng hóa mà chỉ cam kết bằng lời.
Việc không có nhãn phụ tiếng Việt trên các sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc tìm hiểu xuất xứ, thành phần cũng như hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản. Bên cạnh đó, không có nhãn phụ còn khiến người dùng hoang mang và hoài nghi về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.
Rất nhiều sản phẩm in chữ nước ngoài
Kể cả những mặt hàng quần áo, đồ chơi trẻ em ở cửa hàng này cũng rất “sính ngoại”. Hầu hết, trên các sản phẩm đều dán tem có chữ tượng hình nhìn giống với chữ Trung Quốc, Thái Lan. Tìm “đỏ mắt” cũng không thấy tem nhãn phụ hay thông tin về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu ghi bằng tiếng Việt. Tất cả thông tin người tiêu dùng nhận được chỉ là giá của sản phẩm.
Theo thông tư số: 18/2009/TT-BKHCN về việc ban hành và thực hiện Quy chuẩn quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em của Bộ Khoa học và Công nghệ thì đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy và nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Về nhãn hàng hóa, đồ chơi phải có tên sản phẩm, trên bao bì sản phẩm phải có in xuất xứ hàng hóa rõ ràng tên, địa chỉ nơi chịu trách nhiệm về chất lượng đồ chơi.
Nếu là hàng sản xuất trong nước thì ghi rõ thông tin công ty sản xuất; nếu là hàng nhập khẩu thì ghi thông tin đơn vị nhập khẩu. Ngoài ra, trên bao bì cần ghi rõ lứa tuổi phù hợp với đồ chơi, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo đặc thù đối với loại đồ chơi đó, bên cạnh đó cần có dấu chứng nhận hợp quy (CR).
Đồ chơi không có tem nhãn phụ Tiếng Việt được bầy bán công khai
Có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng
Được biết, Bảo Bình Shop là điểm đến quen thuộc của nhiều bà mẹ bởi ở đây có đa dạng sản phẩm dành cho mẹ và bé. Vì vậy vấn đề nguồn gốc xuất xứ càng đáng được quan tâm.
Đối với cơ sở kinh doanh Bảo Bình, cuối năm 2021, Đội QLTT số 1 - Cục QLTT tỉnh Lào Cai đã tiến hành kiểm tra cơ sở này. Qua kiểm tra phát hiện phát hiện nhiều sản phẩm gồm đồ chơi trẻ em, sữa và thực phẩm chức năng do nước ngoài sản xuất. Hầu hết các mặt hàng không có tem mác, không có hoá đơn chứng từ, có dấu hiệu nhập lậu.
Lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính 8 triệu đồng và tịch thu số hàng không rõ nguồn gốc để xử lý theo quy định, trị giá lô hàng trên 11 triệu đồng.
Tuy đã từng xử phạt về cùng hành vi nhưng có vẻ việc xủa phạt trên chưa đủ sức nặng khiến chủ đơn vị này tiếp tục "đánh đổi" sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng với lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng hóa vi phạm như trên.
Điều đáng nói, những mặt hàng trên được bày bán một cách công khai trong suốt thời gian dài nhưng lực lượng quản lý thị trường vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.
Liệu các sản phẩm này có thực sự an toàn cho trẻ nhỏ - đối tượng cần được bảo vệ nhất? Hành vi bán hàng công khai tự giới thiệu là “hàng xách tay” tại cơ sở kinh doanh Bảo Bình Shop có đang vi phạm các quy định của pháp luật, Nhà nước về hàng hóa?
Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai vào cuộc kiểm tra, làm rõ để xử lý nghiêm những đơn vị kinh doanh các mặt hàng giả, hàng nhái và không rõ nguồn gốc.
PLVN sẽ tiếp tục làm rõ và thông tin đến bạn đọc!
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Điều 8 - Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa quy định về ghi nhãn phụ như sau:
1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
2. Nhãn phụ được sử dụng đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường.
3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.
Lợi dụng tâm lý ưa dùng hàng ngoại của nhiều bà mẹ, nên việc kinh doanh hàng “xách tay” các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ ngày càng nhộn nhịp. Từ các loại sữa công thức, thực phẩm, các loại vi chất dinh dưỡng cho đến cả các loại siro ho, long đờm... được bán một cách công khai, tiềm ẩn những hệ lụy khó lường, nhất là khi đối tượng sử dụng là trẻ em.
Nguồn gốc, xuất xứ như “quay xổ số”
Khảo sát thực tế tại nhiều cửa hàng, siêu thị bán lẻ trên địa bàn TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, phóng viên dễ dàng bắt gặp những sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn, chứng từ... được bày bán công khai.
Shop Bảo Bình có địa chỉ số 10 Chu Văn An- Kim Tân- Lào Cai |
Trong vai một khách hàng, PV Báo Pháp Luật Việt Nam đã “mục sở thị” một cơ sở kinh doanh có tên Bảo Bình Shop địa chỉ tại số 10 Chu Văn An, phường Kim Tân, TP. Lào Cai.
Theo quan sát, tại cửa hàng này bày bán đa dạng mặt hàng, từ thực phẩm chức năng như: sữa tăng miễn dịch, sữa dành cho bà bầu và trẻ em, các sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, sản phẩm lợi sữa… đến đồ chơi, quần áo trẻ em hay cả các loại thuốc bổ sung vitamin được nhập khẩu từ nhiều nước.
Điều đáng nói, trên bao bì các sản phẩm này được in “chi chít” chữ nước ngoài mà không hề được dán tem nhãn phụ thể hiện thành phần, cách sử dụng, nơi sản xuất bằng tiếng Việt theo quy định.
Không thấy thông tin hướng dẫn sử dụng tiếng việt |
Khi được hỏi nguồn gốc của những sản phẩm này, nhân viên cửa hàng cho biết đây toàn bộ là hàng xách tay từ nước ngoài về Việt Nam. Mặc dù giới thiệu là hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay thậm chí là Úc, Đức… nhưng nhân viên bán hàng không hề trưng ra hóa đơn hay bất kì loại giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc hàng hóa mà chỉ cam kết bằng lời.
Việc không có nhãn phụ tiếng Việt trên các sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc tìm hiểu xuất xứ, thành phần cũng như hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản. Bên cạnh đó, không có nhãn phụ còn khiến người dùng hoang mang và hoài nghi về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.
Rất nhiều sản phẩm in chữ nước ngoài |
Kể cả những mặt hàng quần áo, đồ chơi trẻ em ở cửa hàng này cũng rất “sính ngoại”. Hầu hết, trên các sản phẩm đều dán tem có chữ tượng hình nhìn giống với chữ Trung Quốc, Thái Lan. Tìm “đỏ mắt” cũng không thấy tem nhãn phụ hay thông tin về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu ghi bằng tiếng Việt. Tất cả thông tin người tiêu dùng nhận được chỉ là giá của sản phẩm.
Theo thông tư số: 18/2009/TT-BKHCN về việc ban hành và thực hiện Quy chuẩn quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em của Bộ Khoa học và Công nghệ thì đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy và nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Về nhãn hàng hóa, đồ chơi phải có tên sản phẩm, trên bao bì sản phẩm phải có in xuất xứ hàng hóa rõ ràng tên, địa chỉ nơi chịu trách nhiệm về chất lượng đồ chơi.
Nếu là hàng sản xuất trong nước thì ghi rõ thông tin công ty sản xuất; nếu là hàng nhập khẩu thì ghi thông tin đơn vị nhập khẩu. Ngoài ra, trên bao bì cần ghi rõ lứa tuổi phù hợp với đồ chơi, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo đặc thù đối với loại đồ chơi đó, bên cạnh đó cần có dấu chứng nhận hợp quy (CR).
Đồ chơi không có tem nhãn phụ Tiếng Việt được bầy bán công khai |
Có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng
Được biết, Bảo Bình Shop là điểm đến quen thuộc của nhiều bà mẹ bởi ở đây có đa dạng sản phẩm dành cho mẹ và bé. Vì vậy vấn đề nguồn gốc xuất xứ càng đáng được quan tâm.
Đối với cơ sở kinh doanh Bảo Bình, cuối năm 2021, Đội QLTT số 1 - Cục QLTT tỉnh Lào Cai đã tiến hành kiểm tra cơ sở này. Qua kiểm tra phát hiện phát hiện nhiều sản phẩm gồm đồ chơi trẻ em, sữa và thực phẩm chức năng do nước ngoài sản xuất. Hầu hết các mặt hàng không có tem mác, không có hoá đơn chứng từ, có dấu hiệu nhập lậu.
Lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính 8 triệu đồng và tịch thu số hàng không rõ nguồn gốc để xử lý theo quy định, trị giá lô hàng trên 11 triệu đồng.
Tuy đã từng xử phạt về cùng hành vi nhưng có vẻ việc xủa phạt trên chưa đủ sức nặng khiến chủ đơn vị này tiếp tục "đánh đổi" sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng với lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng hóa vi phạm như trên.
Điều đáng nói, những mặt hàng trên được bày bán một cách công khai trong suốt thời gian dài nhưng lực lượng quản lý thị trường vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.
Liệu các sản phẩm này có thực sự an toàn cho trẻ nhỏ - đối tượng cần được bảo vệ nhất? Hành vi bán hàng công khai tự giới thiệu là “hàng xách tay” tại cơ sở kinh doanh Bảo Bình Shop có đang vi phạm các quy định của pháp luật, Nhà nước về hàng hóa?
Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai vào cuộc kiểm tra, làm rõ để xử lý nghiêm những đơn vị kinh doanh các mặt hàng giả, hàng nhái và không rõ nguồn gốc.
PLVN sẽ tiếp tục làm rõ và thông tin đến bạn đọc!
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Điều 8 - Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa quy định về ghi nhãn phụ như sau:
1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
2. Nhãn phụ được sử dụng đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường.
3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.